Trồng trọt và bảo vệ thực vật

Đào tạo người học nghề Trồng trọt - Bảo vệ thực vật trình độ trung cấp có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Tên ngành, nghề:   Trồng trọt và bảo vệ thực vật

Mã ngành, nghề:    5 6 2 0 1 1 1              

Trình độ đào tạo:  Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:  Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên

Thời gian đào tạo:  18 tháng

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

   Đào tạo người học nghề Trồng trọt - Bảo vệ thực vật trình độ trung cấp có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Đồng thời có năng lực làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm và đơn vị nơi công tác; Có khả năng tự học tập và học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức chuyên môn

         + Trình bày được những kiến thức cơ bản về: sinh lý thực vật, giống cây trồng; đất, phân bón;

         + Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng quan trọng có tính phổ biến như: cây rau, cây lương thực, cây ăn quả;

         + Trình bày được những kiến thức cơ bản về côn trùng, bệnh cây và các loại sâu bệnh hại phổ biến quan trọng trên cây trồng;

         + Trình bày được nội dung kiến thức cơ bản về các loại thuốc bảo vệ thực vật; hiểu rõ tác động, độ độc của từng loại thuốc, cách dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng;

         + Nắm vững các điều lệ qui định của nhà nước về quản lý, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ  thực vật và kiểm dịch thực vật.

- Về kỹ năng nghề nghiệp

         + Thực hiện thành thạo các thao tác làm đất, lên luống, xử lý hạt giống, gieo ươm, giâm cành, chiết, ghép cây trồng và chăm sóc cây;

         + Điều tra phát hiện các loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây trồng và ngoài đồng ruộng;

         + Nhận biết triệu chứng sâu bệnh hại trên cây trồng và áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả;

         + Sử dụng thuốc đúng loại, đúng qui cách và sử dụng phun thuốc phòng chống sâu bệnh cho cây trồng;

         + Vận dụng được một số biện pháp phòng ngừa và dập tắt dịch sâu bệnh.

- Về ngoại ngữ, tin học

+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

+ Có kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Về chính trị, đạo đức, pháp luật

+ Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực, có tính kỷ luật cao, tỉ mỉ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao, bảo vệ tài sản, tiết kiệm vật liệu vật tư, đấu tranh chống lại sai phạm;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Về thể chất và quốc phòng

+ Đủ có sức khỏe để đảm nhận được các công việc theo yêu cầu của ngành nghề đào tạo;

+ Có kiến thức cơ bản về quốc phòng – an ninh và kỹ năng quân sự cần thiết; có ý thức cảnh giác và tinh thần sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

1.3. Cơ hội nghề nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các nông trường, trạm trại, hợp tác xã, phòng nông nghiệp; các trung tâm, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

2Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng môn học, mô đun: 20

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1.485 giờ

- Khối lượng các môn chung/đại cương: 255 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.230 giờ; trong đó:

     + Khối lượng lý thuyết: 316 giờ;

     + Thực hành, thực tập, thí nghiệm, kiểm tra: 914 giờ.

3. Nội dung chương trình

 

Mã MĐ, MH

Tên mô đun, môn học

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

TH, TT, TL, BT

Kiểm tra

I

Các môn học chung

13

255

112

126

17

MH 01

Chính trị

2

30

15

13

2

MH 02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

5

23

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2

45

23

19

3

MH 05

Tin học

2

45

15

29

1

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

5

90

45

37

8

II

Các mô học, mô đun chuyên môn nghề

47

1230

316

877

37

II.1

Các mô đun, môn học cơ sở

15

315

126

174

15

MH 07

Sinh lý thực vật

3

60

28

29

3

MH 08

Đất trồng - Phân bón

3

60

28

29

3

MH 09

Phương pháp thí nghiệm

3

60

28

29

3

MH 10

Khuyến nông

2

45

14

29

2

MH 11

Côn trùng đại cương

2

45

14

29

2

MH 12

Bệnh cây đại cương

2

45

14

29

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

30

870

176

674

20

MH 13

Quản lý cỏ dại và dịch hại khác

3

60

28

29

3

MH 14

Thuốc bảo vệ thực vật

3

60

28

29

3

MĐ 15

Trồng cây lương thực (Phần 1)

5

105

42

58

5

MĐ 16

Trồng cây ăn quả (Phần 1)

5

105

42

58

5

MĐ 17

Trồng cây rau (Phần 1)

4

90

28

58

4

MĐ 18

Thực tập giáo trình

2

90

-

90

-

MĐ 19

Thực tập tốt nghiệp

8

360

8

352

-

II.3

Các môn học, mô đun tự chọn

(Chọn 01 trong số 3 môn)

2

45

14

29

2

MH 20

Nông nghiệp sạch

2

45

14

29

2

MH 21

Bảo vệ môi trường

2

45

14

29

2

MH 22

Cơ khí nông nghiệp

2

45

14

29

2

Tổng cộng

60

1485

428

1003

54

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

+ Đối với các môn học chung/ đại cương: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Tin học, Ngoại ngữ áp dụng và thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Đối với các môn học, mô đun chuyên môn: việc tổ chức thực hiện theo quy định tại đề cương chi tiết của môn học/mô đun.

+ Đối với các môn học, mô đun tự chọn: Khoa/bộ môn chỉ đưa vào kế hoạch giảng dạy 01 môn học/mô đun được học sinh lựa chọn học trong chương trình đào tạo (không phụ thuộc vào số tín chỉ phải tích lũy).

+ Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học, ngoài thời lượng học chính khóa, khoa chuyên môn cần phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường để tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; giao lưu văn hóa, văn nghệ; giao lưu chuyên môn với doanh nghiệp; sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt đầu khóa học; hoạt động của Hội học sinh sinh viên hay hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Ngoài ra, học sinh có thể đọc thêm sách báo, tra cứu tài liệu tham khảo tại thư viện hay tham gia các đợt tham quan dã ngoại do giáo viên bộ môn hoặc lớp tự tổ chức.

- Một số nội dung trong chương trình chính khóa cần được lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa, như: Giáo dục thể chất, nội dung liên quan đến thảo luận nhóm, bài tập nhóm…

- Một số nội dung thực hành môn học/mô đun khoa chuyên môn cần tổ chức cho học sinh tham gia các nội dung công việc thực tế gắn với chuyên môn (như công việc nhà trường có nhu cầu đặt hàng hay khoa chuyên môn tổ chức làm dịch vụ) nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, bước đầu để học sinh làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn thông qua hoạt động thực tế.

- Thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa: được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. Chi tiết theo bảng dưới đây:

 

Nội dung

Thời gian thực hiện

1. Hoạt động thể dục, thể thao

- Hàng ngày: từ 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ

- Dịp hội thao hàng năm;

- Dịp giao lưu, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

2. Hoạt động văn hóa, văn nghệ

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

- Sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm lớp trong tuần

- Sinh hoạt chào cờ hàng tháng

- Dịp giao lưu, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

3. Hoạt động trao đổi về chuyên môn nghề nghiệp và phát triển kỹ năng mềm

- Theo kỳ sinh hoạt của Hội học sinh sinh viên hay kỳ sinh hoạt của Đoàn trường

- Dịp sinh hoạt đầu khóa học

- Dịp sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, thảo luận nhóm

- Dịp giao lưu

4. Hoạt động tại thư viện (tra cứu, đọc sách báo, tìm tài liệu tham khảo ...)

- Tất cả các ngày làm việc trong tuần và theo lịch phục vụ của thư viện

5. Hoạt động đoàn thể

- Theo lịch sinh hoạt định kỳ của Hội học sinh sinh viên và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

6. Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí (nếu có)

- Tổ chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

- Theo thời gian bố trí của giáo viên bộ môn và theo yêu cầu của môn học/ mô đun

7. Thi học sinh giỏi nghề các cấp (nếu có)

- Định kỳ theo khóa học và theo kế hoạch chung của kỳ thi cấp tỉnh/thành phố, cấp Bộ và cấp quốc gia

 

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

- Tổ chức kiểm tra hết môn học mô đun được tiến hành sau khi học sinh hoàn thành xong nội dung môn học, mô đun.

- Nội dung và hình thức kiểm tra áp dụng theo đề cương từng môn học, mô đun:

+ Phần lý thuyết: Kiểm tra viết (tự luận hay trắc nghiệm) tổng hợp các kiến thức của môn học;

+ Phần thực hành: Thực hiện được các kỹ năng theo mục tiêu của môn học.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp Trồng trọt – Bảo vệ thực vật và phải tích lũy đủ số môn học, mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học. Điều kiện được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp nghề Trồng trọt và bảo vệ thực vật, trình độ trung cấp được thực hiện theo Quy chế đào tạo hiện hành của nhà trường.

4.4. Các chú ý khác

- Chương trình đào tạo này được sử dụng giảng dạy từ năm học 2019-2020.   

- Đối với học sinh chương trình văn hóa trung học phổ thông để phục vụ học liên thông lên trình độ cao hơn thì thời gian đào tạo khóa học là 2,5 năm; Về chương trình học văn hóa trung học phổ thông được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nội dung chương trình đào tạo nếu có cập nhật, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp đều phải được phê duyệt của Hiệu trưởng trước khi đưa vào sử dụng.

Phòng Đào tạo

THÔNG TIN MỚI NHẤT
Thông báo tuyển sinh năm 2024
13-03-2024
117
Ban Nữ công Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông Nghiệp Nam Bộ Tổ chức họp mặt kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
11-03-2024
64
Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ triển khai tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL
26-01-2024
207
HỘI THAO MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024
23-01-2024
154
NHÀ TRƯỜNG KÝ KẾT GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP
23-01-2024
146
Được xem nhiều nhất
1
Thông báo tuyển sinh trình độ Cao đẳng, Trung cấp (chính quy) năm học 2023 – 2024
20-02-2023
3.895
2
Sứ mạng - Tầm nhìn, Mục tiêu
27-10-2022
3.315
3
Điện công nghiệp
14-10-2022
2.373
4
Nuôi trồng thủy sản
14-10-2022
2.353
5
Truyền thống, thành tích
27-10-2022
2.320
HOTLINE TUYỂN SINH:
0907.084566