Khoa học cây trồng

Khoa học cây trồng

Đào tạo người học ngành Khoa học cây trồng trình độ Cao đẳng có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.

 

Tên ngành, nghề Khoa học cây trồng

Mã ngành:   6 6 2 0 1 0 8                          

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 24 tháng

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

     Đào tạo người học ngành Khoa học cây trồng trình độ Cao đẳng có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Khoa học cây trồng.

     Đồng thời có năng lực làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm và đơn vị nơi công tác; Có khả năng giúp việc cho kỹ sư thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về ngành khoa học cây trồng, tự học tập và học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của chương trình được đào tạo và thực tế trong công việc được giao.

1.2. Mục tiêu cụ thể

      - Về kiến thức chuyên môn

      + Vận dụng được kiến thức về sinh lý, giống cây trồng, khí hậu, đất đai, để giải thích và làm rõ cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật thâm canh tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển, đặc tính chống chịu và năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất cây trồng;

     + Vận dụng được các kiến thức về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, nhu cầu sinh thái, dinh dưỡng, nước, đặc tính chống chịu của cây trồng để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp trong điều kiện thực tế;

      + Vận dụng các kiến thức về côn trùng, bệnh cây và các loại sâu bệnh hại phổ biến quan trọng trên cây trồng để đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp;

      + Tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của ngành.

      - Kỹ năng

     + Chọn lựa được cây trồng, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây trồng nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững;

      + Có đủ năng lực để tổ chức và quản lý điều hành phòng chống dịch hại cây trồng, có khả năng để truyền đạt thông tin, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ, thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, có năng lực nghiên cứu tìm ra giải pháp xử lý các vần đề trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ cây trồng;

      + Có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.

      - Về ngoại ngữ, tin học

      + Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

      + Có kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của công việc.

      - Về chính trị, đạo đức, pháp luật

      + Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

     + Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, rèn luyện tính cần cù chịu khó, tác phong làm việc nghiêm túc, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp;

      + Có ý thức vươn lên trong học tập nâng cao trình độ, phát huy sáng tạo đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất trồng trọt nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

      - Về thể chất và quốc phòng

      + Có đủ có sức khỏe để đảm nhận được các công việc theo yêu cầu vị trí làm việc của ngành nghề đào tạo;

      + Có kiến thức cơ bản về quốc phòng – an ninh và kỹ năng quân sự cần thiết; có ý thức cảnh giác và tinh thần sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

1.3.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

      Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các nông trường, trạm trại, phòng nông nghiệp; Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, giống cây trồng; Làm việc tại các trung tâm, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

      - Số lượng môn học, mô đun: 24

      - Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.995 giờ

      - Khối lượng các môn chung/đại cương: 435 giờ

      - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.560 giờ; trong đó:

      + Khối lượng lý thuyết: 400 giờ;

      + Thực hành, thực tập, thí nghiệm, kiểm tra: 1.160 giờ.

3. Nội dung chương trình

Mã MĐ, MH

Tên mô đun, môn học

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

TH, TN, TL, BT

Kiểm tra

I

Các môn học chung

20

435

157

255

23

MH 01

Chính trị

4

75

41

29

05

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

02

MH 03

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

04

MH 04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

4

75

36

35

04

MH 05

Tin học

3

75

15

58

02

MH 06

Ngoại ngữ

5

120

42

72

06

II

Các mô học, mô đun chuyên môn nghề

61

1560

400

1109

51

II.1

Các mô đun, môn học cơ sở

16

345

126

203

16

MH 07

Sinh lý thực vật

3

60

28

29

03

MH 08

Khí tượng nông nghiệp

2

45

14

29

02

MH 09

Đất trồng - Phân bón

3

60

28

29

03

MH 10

Phương pháp thí nghiệm

2

45

14

29

02

MH 11

Khuyến nông

2

45

14

29

02

MH 12

Côn trùng đại cương

2

45

14

29

02

MH 13

Bệnh cây đại cương

2

45

14

29

02

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

43

1170

260

877

33

MH 14

Anh văn chuyên ngành

2

45

14

29

02

MH 15

Quản lý cỏ dại và dịch hại khác

3

60

28

29

03

MH 16

Thuốc bảo vệ thực vật

3

60

28

29

03

MH 17

Trồng cây lương thực

6

135

42

87

06

MĐ 18

Trồng cây ăn quả

6

135

42

87

06

MĐ 19

Trồng cây công nghiệp

5

105

42

58

05

MĐ 20

Trồng cây rau

5

105

42

58

05

MĐ 21

Quản lý dịch hại tổng hợp

3

75

14

58

03

MĐ 22

Thực tập giáo trình

2

90

-

90

-

MĐ 23

Thực tập tốt nghiệp

8

360

8

352

-

II.3

Các môn học, mô đun tự chọn

(Chọn 01 trong số 5 môn học)

2

45

14

29

02

MH 24

Xử lý ra hoa

2

45

14

29

02

MH 25

Nông nghiệp sạch

2

45

14

29

02

MH 26

Bảo vệ môi trường

2

45

14

29

02

MH 27

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

2

45

14

29

02

MH 28

Biến đổi khí hậu

2

45

14

29

02

MH 29

Cơ khí nông nghiệp

2

45

14

29

02

Tổng cộng

81

1995

557

1364

74

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

      + Đối với các môn học chung/ đại cương: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Tin học, Ngoại ngữ áp dụng và thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

      + Đối với các môn học, mô đun chuyên môn: việc tổ chức thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại đề cương chi tiết của môn học/mô đun.

      + Đối với các môn học, mô đun tự chọn: Khoa/ bộ môn chỉ đưa vào kế hoạch giảng dạy 01 môn học/mô đun được sinh viên lựa chọn học trong chương trình đào tạo (không phụ thuộc vào số tín chỉ phải tích lũy).

      + Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

      - Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học, ngoài thời lượng học chính khóa, khoa chuyên môn cần phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường để tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; giao lưu văn hóa, văn nghệ; giao lưu chuyên môn với doanh nghiệp; sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt đầu khóa học; hoạt động của Hội học sinh sinh viên hay hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Ngoài ra, sinh viên có thể đọc thêm sách báo, tra cứu tài liệu tham khảo tại thư viện hay tham gia các đợt tham quan dã ngoại do giáo viên bộ môn hoặc lớp tự tổ chức.

     - Một số nội dung trong chương trình chính khóa cần được lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa, như: Giáo dục thể chất, các nội dung trong môn học/mô đun liên quan đến thảo luận nhóm, bài tập nhóm …

      - Một số nội dung thực hành và đồ án môn học khoa chuyên môn cần tổ chức cho sinh viên tham gia các nội dung công việc thực tế gắn với chuyên môn (như công việc nhà trường có nhu cầu đặt hàng hay khoa chuyên môn tổ chức làm dịch vụ hoặc thực tập thực tế tại doanh nghiệp) nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, bước đầu để sinh viên làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn thông qua hoạt động thực tế.

      - Thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa: được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. Chi tiết theo bảng dưới đây:

Nội dung

Thời gian thực hiện

1. Hoạt động thể dục, thể thao

- Hàng ngày: từ 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ

- Dịp hội thao hàng năm;

- Dịp giao lưu, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

2. Hoạt động văn hóa, văn nghệ

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

- Sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm lớp trong tuần

- Sinh hoạt chào cờ hàng tháng

- Dịp giao lưu, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

3. Hoạt động trao đổi về chuyên môn nghề nghiệp và phát triển kỹ năng mềm

- Theo kỳ sinh hoạt của Hội học sinh sinh viên hay kỳ sinh hoạt của Đoàn trường

- Dịp sinh hoạt đầu khóa học

- Dịp sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, thảo luận nhóm

- Dịp giao lưu

4. Hoạt động tại thư viện (tra cứu, đọc sách báo, tìm tài liệu tham khảo ...)

- Tất cả các ngày làm việc trong tuần và theo lịch phục vụ của thư viện

5. Hoạt động đoàn thể

- Theo lịch sinh hoạt định kỳ của Hội học sinh sinh viên và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

6. Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí (nếu có)

- Tổ chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

- Theo thời gian bố trí của giáo viên bộ môn và theo yêu cầu của môn học/ mô đun

7. Thi học sinh giỏi nghề các cấp (nếu có)

- Định kỳ theo khóa học và theo kế hoạch chung của kỳ thi cấp tỉnh/thành phố, cấp Bộ, cấp quốc gia.

 

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

      - Tổ chức kiểm tra hết môn học mô đun được tiến hành sau khi học sinh hoàn thành xong nội dung môn học, mô đun.

      - Nội dung và hình thức kiểm tra áp dụng theo đề cương từng môn học, mô đun:

      + Phần lý thuyết: Kiểm tra viết (tự luận hay trắc nghiệm) tổng hợp các kiến thức của môn học;

      + Phần thực hành: Thực hiện được các kỹ năng theo mục tiêu của từng môn học, mô đun.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

      - Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng Khoa học cây trồng và phải tích lũy đủ số môn học/mô đun theo quy định của chương trình đào tạo.

      - Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp cho người học.

      - Điều kiện được công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành ngành Khoa học cây trồng được thực hiện theo Quy chế đào tạo hiện hành của nhà trường.

4.4. Các chú ý khác

      - Chương trình đào tạo này được sử dụng giảng dạy từ năm học 2019 - 2020.   

      - Trong quá trình tổ chức thực hiện, nội dung chương trình đào tạo nếu có điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp đều phải được phê duyệt của Hiệu trưởng trước khi đưa vào sử dụng.

Phòng Đào tạo

THÔNG TIN MỚI NHẤT
Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động của Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ năm 2024
11-04-2024
85
Thông báo tuyển sinh năm 2024
13-03-2024
337
Ban Nữ công Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông Nghiệp Nam Bộ Tổ chức họp mặt kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
11-03-2024
130
Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ triển khai tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL
26-01-2024
272
HỘI THAO MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024
23-01-2024
202
Được xem nhiều nhất
1
Thông báo tuyển sinh trình độ Cao đẳng, Trung cấp (chính quy) năm học 2023 – 2024
20-02-2023
3.970
2
Sứ mạng - Tầm nhìn, Mục tiêu
27-10-2022
3.421
3
Điện công nghiệp
14-10-2022
2.502
4
Nuôi trồng thủy sản
14-10-2022
2.477
5
Truyền thống, thành tích
27-10-2022
2.417
HOTLINE TUYỂN SINH:
0907.084566