Nuôi trồng thủy sản

Đào tạo người học chương trình Nuôi trồng thủy sản trình độ trung cấp có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản.

 

Tên ngành, nghề:                 Nuôi trồng thủy sản

Mã ngành, nghề:                   5 6 2 0 3 0 3

Trình độ đào tạo:                  Trung cấp

Hình thức đào tạo:                Chính qui

Đối tượng tuyển sinh:          Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên

Thời gian đào tạo:                18 tháng

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người học chương trình Nuôi trồng thủy sản trình độ trung cấp có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết tương xứng với trình độ đào tạo trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản.

Đồng thời có năng lực làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm và công ty nơi công tác sau này; Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

 - Kiến thức:

+ Thiết kế, mô tả được các công trình nuôi như ao, bể, lồng bè, và các trang thiết bị chuyên dùng trong sản xuất giống;

+ Giải thích được các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh trong môi trường nuôi;

+ Trình bày đúng qui trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;

+ Trình bày được các biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp.

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị được các công trình nuôi như ao, bể, lồng bè, và các trang thiết bị chuyên dùng trong sản xuất giống;

+ Quản lý được các yếu tố trong môi trường nuôi;

+ Vận dụng thành thạo các khâu kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;

+ Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, phát hiện và trị được một số bệnh thường gặp.

- Về ngoại ngữ, tin học:

+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

+ Có kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Về chính trị, đạo đức, pháp luật:

+ Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật và các quy định tại nơi làm việc.

- Về thể chất và quốc phòng

+ Đủ có sức khỏe để đảm nhận được các công việc của nghề theo yêu cầu;

+ Có kiến thức cơ bản về quốc phòng – an ninh và kỹ năng quân sự cần thiết; có ý thức cảnh giác và tinh thần sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

         - Thái độ và năng lực tự chịu trách nhiệm

+ Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, rèn luyện tính cần cù chịu khó, tác phong làm việc nghiêm túc, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp;

+ Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất, tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng, có giá trị kinh tế cao.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp         

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trực tiếp tại các cơ sở, công ty nuôi trồng thủy sản; trực tiếp hoặc tham gia hỗ trợ cho các kỹ sư thực hiện quản lý và nghiên cứu khoa học.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng môn học, mô đun: 23

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.365 giờ

- Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.110 giờ; trong đó:

   + Khối lượng lý thuyết: 300 giờ

   + Thực hành, thực tập, thí nghiệm, kiểm tra: 810 giờ

3. Nội dung chương trình

Mã MĐ, MH

Tên mô đun, môn học

Số

tín

chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

TH/TT/TN/TL/BT

Kiểm tra

I

Các môn học chung

12

255

94

148

13

MH 01

Chính trị

2

30

15

13

02

MH 02

Pháp luật

1

15

09

05

01

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

04

24

02

MH 04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

21

21

03

MH 05

Tin học

2

45

15

29

01

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

4

90

30

56

04

II

Các mô học, mô đun chuyên môn nghề

44

1110

300

770

40

II.1

Các mô đun, môn học cơ sở

13

270

104

153

13

MH 07

Ngư loại

2

45

14

29

2

MH 08

An toàn lao động

2

30

20

8

2

MH 09

Công trình nuôi thủy sản

2

45

14

29

2

MH10

Quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản

3

60

28

29

3

MH 11

Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản

2

45

14

29

2

MH 12

Khí tượng thủy văn

2

45

14

29

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

27

750

168

559

23

MĐ 13

Sản xuất giống cá nước ngọt

3

60

28

29

3

MĐ 14

Nuôi cá nước ngọt

3

60

28

29

3

MĐ 15

Nuôi cá nước lợ, mặn

2

45

14

29

2

MĐ 16

Nuôi tôm càng xanh

2

45

14

29

2

MĐ 17

Nuôi tôm he

3

60

28

29

3

MĐ 18

Sản xuất giống tôm he

3

60

28

29

3

MH 19

Bệnh động vật thủy sản

3

60

28

29

3

MĐ 20

Thực tập giáo trình

4

180

0

176

4

MĐ 21

Thực tập tốt nghiệp

4

180

0

180

-

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

(Chọn 2 mô đun)

4

90

28

58

4

MĐ 22

Nuôi lươn

2

45

14

29

2

MĐ 23

Nuôi ếch

2

45

14

29

2

MĐ 24

Nuôi ba ba

2

45

14

29

2

MĐ 25

Nuôi cua biển

2

45

14

29

2

MĐ 26

Nuôi động vật thân mềm

2

45

14

29

2

Tổng cộng

57

1365

412

896

63

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

 + Đối với các môn học chung/ đại cương: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Tin học, Ngoại ngữ áp dụng và thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Đối với các môn học, mô đun chuyên môn: việc tổ chức thực hiện theo quy định tại đề cương chi tiết của môn học/mô đun.

+ Đối với các môn học, mô đun tự chọn: Khoa/ bộ môn chỉ đưa vào kế hoạch giảng dạy 02 môn học/mô đun được sinh viên lựa chọn học trong chương trình đào tạo (không phụ thuộc vào số tín chỉ phải tích lũy).

+ Nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học, ngoài thời lượng học chính khóa, khoa chuyên môn cần phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường để tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như: thể dục thể thao; giao lưu văn hóa, văn nghệ; giao lưu chuyên môn với doanh nghiệp; sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt đầu khóa học; hoạt động của Hội học sinh sinh viên hay hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Ngoài ra, học sinh có thể đọc thêm sách báo, tra cứu tài liệu tham khảo tại thư viện hay tham gia các đợt tham quan dã ngoại do giáo viên bộ môn hoặc lớp tự tổ chức.

- Một số nội dung trong chương trình chính khóa cần được lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa, như: Gíao dục thể chất, nội dung liên quan đến thảo luận nhóm, bài tập nhóm…

- Một số nội dung thực hành môn học/mô đun khoa chuyên môn cần tổ chức cho học sinh tham gia các nội dung công việc thực tế gắn với chuyên môn (như công việc nhà trường có nhu cầu đặt hàng hay khoa chuyên môn tổ chức làm dịch vụ hoặc thực tập thực tế tại doanh nghiệp) nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, bước đầu để học sinh làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn thông qua hoạt động thực tế.

- Thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa: được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. Chi tiết theo bảng dưới đây:

Nội dung

Thời gian thực hiện

1. Hoạt động thể dục, thể thao

- Hàng ngày: từ 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ

- Dịp hội thao hàng năm;

- Dịp giao lưu, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

2. Hoạt động văn hóa, văn nghệ

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

- Sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm lớp trong tuần

- Sinh hoạt chào cờ hàng tháng

- Dịp giao lưu, dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

3. Hoạt động trao đổi về chuyên môn nghề nghiệp và phát triển kỹ năng mềm

- Theo kỳ sinh hoạt của Hội học sinh sinh viên hay kỳ sinh hoạt của Đoàn trường

- Dịp sinh hoạt đầu khóa học

- Dịp sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, thảo luận nhóm

- Dịp giao lưu

4. Hoạt động tại thư viện (tra cứu, đọc sách báo, tìm tài liệu tham khảo ...)

- Tất cả các ngày làm việc trong tuần và theo lịch phục vụ của thư viện

5. Hoạt động đoàn thể

- Theo lịch sinh hoạt định kỳ của Hội học sinh sinh viên và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản HCM

6. Tham quan, dã ngoại, vui chơi, giải trí (nếu có)

- Tổ chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

- Theo thời gian bố trí của giáo viên bộ môn và theo yêu cầu của môn học/ mô đun

7. Thi học sinh giỏi nghề các cấp (nếu có)

- Định kỳ theo khóa học và theo kế hoạch chung của kỳ thi cấp tỉnh/thành phố, cấp Bộ và cấp quốc gia

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

- Thời gian kiểm tra kết thúc môn học/mô đun được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ theo kế hoạch chung của nhà trường. Hình thức kiểm tra, thời gian làm bài, điều kiện kiểm tra kết thúc môn học/mô đun được quy định cụ thể trong chương trình đào tạo chi tiết và tuân thủ theo quy chế đào tạo hiện hành của Trường.

- Hình thức kiểm tra kết thúc môn học/ mô đun có thể là kiểm tra viết, vấn đáp, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa một hoặc nhiều các hình thức trên.

- Thời gian làm bài kiểm tra kết thúc môn học/ mô đun đối với mỗi bài kiểm tra viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài kiểm tra đối với các hình thức kiểm tra khác hoặc thời gian làm bài kiểm tra của môn học/mô đun có tính đặc thù được nêu cụ thể trong mỗi chương trình đào tạo chi tiết.

4.3. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

- Chương trình đào tạo trình độ trung cấp Nuôi trồng thủy sản được thiết kế đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun.

- Điều kiện được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp Nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Quy chế đào tạo hiện hành của nhà trường.

4.4. Các chú ý khác

- Chương trình đào tạo này được sử dụng giảng dạy từ năm học 2019-2020.  

- Đối với học sinh học chương trình văn hóa trung học phổ thông để phục vụ học liên thông lên trình độ cao hơn thì thời gian đào tạo khóa học là 2,5 năm; Về chương trình học văn hóa trung học phổ thông được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nội dung chương trình đào tạo nếu có cập nhật, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp đều phải được phê duyệt của Hiệu trưởng trước khi đưa vào sử dụng.

Phòng Đào tạo

THÔNG TIN MỚI NHẤT
Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động của Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ năm 2024
11-04-2024
77
Thông báo tuyển sinh năm 2024
13-03-2024
331
Ban Nữ công Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông Nghiệp Nam Bộ Tổ chức họp mặt kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
11-03-2024
129
Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ triển khai tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL
26-01-2024
271
HỘI THAO MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024
23-01-2024
201
Được xem nhiều nhất
1
Thông báo tuyển sinh trình độ Cao đẳng, Trung cấp (chính quy) năm học 2023 – 2024
20-02-2023
3.969
2
Sứ mạng - Tầm nhìn, Mục tiêu
27-10-2022
3.418
3
Điện công nghiệp
14-10-2022
2.497
4
Nuôi trồng thủy sản
14-10-2022
2.468
5
Truyền thống, thành tích
27-10-2022
2.414
HOTLINE TUYỂN SINH:
0907.084566