Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến không chỉ với cây trái, lúa gạo mà còn được xem là nơi phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản trọng điểm của cả nước. Đi cùng với sứ mệnh chung của vùng, nghề Nuôi trồng thủy sản của trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ luôn có những thay đổi để kịp thời thích ứng, nhằm mang đến cho học sinh sinh viên có điều kiện học tập tốt nhất.
Khi học nghề Nuôi trồng thủy sản tại trường, người học sẽ được hướng dẫn những nội dung cơ bản về nuôi động vật thủy sản nước ngọt, lợ và mặn; thực hành chăm sóc động vật thủy sản, kiểm tra, giám sát và xử lý khi có dịch bệnh… tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với môi trường và con người.
Đi đôi với những bài học lý thuyết là thực hành thực tế tại trại Thủy sản, đồng thời nhà trường còn tạo điều kiện cho người học tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp, hộ gia đình để tiếp cận và học hỏi toàn diện hơn chuyên môn của nghề.
Một số địa điểm học sinh sinh viên của nghề đã được đi thực tế như: Công ty nuôi thủy sản Trung Sơn, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; Hộ nuôi tôm thẻ, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; Công ty sản xuất tôm càng xanh, huyện Lắp Vò, tỉnh Đồng Tháp…
Qua quá trình tham quan thực tế, người học được tiếp cận, tham gia thực hiện với những quy trình nuôi tiên tiến như:
+ Quy trình sản xuất tôm thẻ công nghệ cao;
+ Quy trình nuôi tôm bố mẹ;
+ Ương ấu trùng;
+ Ấp trứng Artemia cho ấu trùng ăn;
+ Cải tạo, bố trí hệ thống ao nuôi: các hệ thống ao, kênh cấp, thoát nước, các bể lắng, lọc, xử lý nước, dàn quạt nước, sục khí…
Bên cạnh đó, giáo viên của trường còn kết hợp tham quan học tập tay nghề: Vi phẫu tôm (công nghệ cao) để sản xuất tôm càng xanh toàn đực. Đây là kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tôm càng xanh, có thể giúp người nuôi đạt năng suất và chất lượng sản phẩm như mong muốn.
Hình 1: Hệ thống ao nuôi Tôm
Hình 2: Lớp Cao đẳng Nuôi trồng thủy sản K12 tham quan thực tế