Bảo trì và sửa chữa ô tô

NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Kèm theo Quyết định số: 525/QĐ-TCĐCĐ ngày 11/10/2022 v/v ban hành Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ)

1.Giới thiệu chung về ngành, nghề

Bảo trì và sửa chữa ô tô trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc về bảo dưỡng và sửa chữa các loại xe ô tô đảm bảo đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bậc 3 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 

Người học Nghề “Bảo trì và sửa chữa ô tô” có thể làm việc tại các gara, xưởng sửa chữa ô tô, các trung tâm bảo hành của các hãng xe ô tô, các cơ sở kinh doanh, buôn bán ô tô và phụ tùng xe ô tô, các nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy sản xuất linh kiện và các công ty vận tải, hoặc tham gia giảng dạy thực hành ở các cơ sở đào tạo nghề về sửa chữa ô tô.

Để làm nghề bảo trì và sửa chữa ô tô, người học phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được các vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 85 tín chỉ).

2.Kiến thức

  • Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Bảo trì và sửa chữa ô tô;
  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
  • Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;
  • Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;
  • Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
  • Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Bảo trì và sửa chữa ô tô;
  • Nắm vững các kiến thức cơ bản về vệ sinh, an toàn lao động trong thực hiện công việc của nghề. 

3.Kỹ năng

  1. Kỹ năng cứng 
  • Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Bảo trì và sửa chữa ô tô;
  • Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;
  • Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
  • Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
  • Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
  • Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.
  1. Kỹ năng mềm
  • Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng tới người khác tại nơi làm việc;
  • Đạt trình độ tin học: Cơ bản để đáp ứng yêu cầu của công việc;
  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn.

4.Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

  • Chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước và nội qui, qui định tại nơi làm việc, có năng lực tự chủ, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
  • Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và trách nhiệm đối với nhóm trước đơn vị công tác;
  • Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
  • Thực hiện tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật lao động cao, có trách nhiệm với công việc, luôn thích ứng với môi trường và điều kiện làm việc;
  • Luôn có tinh thần học hỏi, rèn luyện tính cẩn thận, chịu khó, tập trung, sáng tạo để nâng cao kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu công việc;
  • Tuân thủ các yêu các yêu cầu bảo đảm an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;
  • Đánh giá được các kết quả công việc của mình và của các thành viên trong nhóm.

5.Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Nhân viên kỹ thuật tại trung tâm kiểm định, trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô hoặc các công ty vận tải ô tô;
  • Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
  • Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô; - Có khả năng tự tạo việc làm.

6.Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Người học sau tốt nghiệp có khả năng tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi của ngành nghề để nâng cao năng lực chuyên môn hoặc tham gia học liên thông lên trình độ cao hơn trong lĩnh vực của ngành hoặc cùng nhóm ngành.

THÔNG TIN MỚI NHẤT
Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động của Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ năm 2024
11-04-2024
92
Thông báo tuyển sinh năm 2024
13-03-2024
341
Ban Nữ công Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông Nghiệp Nam Bộ Tổ chức họp mặt kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
11-03-2024
133
Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ triển khai tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL
26-01-2024
274
HỘI THAO MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024
23-01-2024
202
Được xem nhiều nhất
1
Thông báo tuyển sinh trình độ Cao đẳng, Trung cấp (chính quy) năm học 2023 – 2024
20-02-2023
3.974
2
Sứ mạng - Tầm nhìn, Mục tiêu
27-10-2022
3.424
3
Điện công nghiệp
14-10-2022
2.509
4
Nuôi trồng thủy sản
14-10-2022
2.491
5
Truyền thống, thành tích
27-10-2022
2.419
HOTLINE TUYỂN SINH:
0907.084566